KHÁCH HÀNG CỦA WOOD ONE

KHÁCH HÀNG CỦA WOOD ONE

Ngày đăng: 12/04/2024 11:11 AM

    Phát triển thương mại điện tử theo hướng bền vững giai đoạn 2024 – 2025

    Mỗi giai đoạn trong ngành thương mại điện tử đều có hướng phát triển nhất định và được thể hiện thông qua các đặc điểm riêng. Chúng sẽ tùy thuộc xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng như tình hình thị trường kinh tế. Giai đoạn 2020 – 2023 chính là quá trình bứt tốc của nền kinh tế số tại Việt Nam nhằm đưa hoạt động thương mại điện tử thâm nhập sâu rộng và mạnh mẽ vào đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Còn giai đoạn năm 2024 này lại là cuộc đua của các giá trị dài hạn và xu hướng phát triển bền vững trong thương mại điện tử.

    Có thể nói, sự chuyển xu hướng dịch thương mại điện tử sang mô hình phát triển bền vững sẽ giúp cho cả hệ sinh thái từ doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, các nhà bán hàng cá nhân, những người tiêu dùng, các bên cung cấp thanh toán, vận chuyển,… đạt được nhiều lợi ích to lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên tác động kép cũng như sức mạnh cộng hưởng cho quá trình phát triển dài lâu trên thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ở mọi quy mô, ngành nghề cần kịp thời chuyển đổi và linh hoạt thích nghi với xu hướng này để có thể tiếp tục duy trì vị thế vững vàng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

    Xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn 2024 – 2025

    Sau đây là một số xu hướng thương mại điện tử nổi bật tại Việt Nam trong giai đoạn 2024 – 2025. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tham khảo và lưu ý nhé!

    Đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng dài hạn

    Xu hướng phát triển của thương mại điện tử đầu tiên chính là đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng dài hạn. Trong mục tiêu phát triển bền vững, kinh doanh thương mại điện tử sẽ tiếp tục hướng đến những vấn đề đầu tư dài hạn về các hạng mục như cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ, các hoạt động logistics, đội ngũ nhân sự vận hành,… 

    Xu hướng thương mại điện tử đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng dài hạn

    Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, các mô hình thương mại điện tử của doanh nghiệp với sự đầu tư dài hạn và bền vững cho cơ sở hạ tầng đã chứng minh được khả năng chống lại các rủi ro, thách thức cũng như khẳng định mức độ hiệu quả trong việc duy trì và phát triển quy trình hoạt động. Trong tương lai, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đều được khuyến khích hướng đến những cơ sở hạ tầng mang giá trị dài hạn thay vì tiêu tốn quá nhiều ngân sách để chạy đua với những mục tiêu ngắn hạn.

    Xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử

    Xu hướng ngành thương mại điện tử tiếp theo chính là xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử nhằm tạo nên nhiều giá trị mang tính liền mạch, kết nối toàn diện hơn cho các bên có liên quan trong mô hình kinh doanh trực tuyến này.

    Thông qua hoạt động xây dựng nên một cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ tam giác chủ thể đối tác – doanh nghiệp – người tiêu dùng, xu hướng thương mại điện tử bền vững sẽ tạo dựng nên nền tảng hiệu quả, giúp doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng phát triển trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng xây dựng nên các chiến lược phát triển dài hạn và tận dụng triệt để những giải pháp từ tiến bộ công nghệ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các hoạt động logistics, digital marketing,… trong hệ sinh thái thương mại điện tử này.

    Phổ cập kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh

    Tiếp theo, xu hướng thương mại điện tử trong tương lai chính là thúc đẩy phổ cập kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh cả phía doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc. Phổ cập kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh đến các đối tượng chủ thể trên thị trường sẽ góp phần thu hẹp đáng kể khoảng cách thương mại điện tử giữa những địa phương, nhất là việc giảm bớt vai trò của các đơn vị trung gian, chẳng hạn như những khu chợ đầu mối, các thương lái thu mua, những đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển,… 

    Xu hướng thương mại điện tử phổ cập kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh

    Không những vậy, phổ cập kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh còn mang lại lợi ích rất lớn cho các hộ nông dân, giúp họ có thể tập trung đầu tư mạnh mẽ hơn cho chất lượng hàng hóa, sản phẩm, thay vì chỉ chú trọng về số lượng như trước đây. Ngoài ra, khi doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có khả năng tìm hiểu và truy xuất được nguồn gốc – xuất xứ của các loại hàng hóa, sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử. Nhờ đó, niềm tin của các đối tượng khách hàng dành cho thương hiệu của doanh nghiệp cũng như lĩnh vực thương mại điện tử sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

    Ưu tiên về tính bền vững của sản phẩm

    Xu hướng thương mại điện tử tiếp theo chính là ưu tiên về tính bền vững của hàng hóa, sản phẩm trên thị trường. Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển vượt trội mang đến nhiều lợi ích cho thị trường nhưng lại có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống xung quanh. Từ đó, người tiêu dùng dần quan tâm và trở nên cẩn thận xem xét hơn khi mua sắm hàng hóa, sản phẩm tại các thương hiệu có quy trình sản xuất, vận hành kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống. Tính bền vững của sản phẩm trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của những đối tượng khách hàng này khi mua sắm.

    Để giải quyết vấn đề tính bền vững của hàng hóa, sản phẩm, doanh nghiệp có thể triển khai những loại nguyên vật liệu, bao bì đóng gói có khả năng tái chế, tái sử dụng, đảm bảo tính bền vững trong chuỗi cung ứng bán hàng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý, quan tâm và mang lại cho khách hàng cái nhìn tích cực hơn về thương hiệu của mình.

    Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của từng khách hàng

    Một trong các xu hướng phát triển thương mại điện tử nổi bật hiện nay chính là cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của từng khách hàng. Thương mại điện tử bền vững có khả năng kết nối những hành vi riêng lẻ của các đối tượng khách hàng khác nhau và hướng đến một xu hướng chung là mua sắm toàn diện và cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng. Quá trình cá nhân hóa toàn diện những trải nghiệm này sẽ trải dài từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm – dịch vụ đến chốt đơn mua hàng, thanh toán, nhận hàng và đổi trả (nếu có). 

    Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của từng khách hàng

    Để quá trình cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của từng khách hàng đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tiến hành phân khúc khách hàng chi tiết theo từng tiêu chí sau đây:

    • Nhân khẩu học (Demographic Segmentation): phân chia khách hàng chi tiết theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp hiện tại, tình trạng hôn nhân,…
    • Địa lý học (Geographic Segmentation): phân chia khách hàng chi tiết theo khu vực sinh sống, vùng miền, tỉnh hoặc thành phố,…
    • Tâm lý học (Psychographic Segmentation): phân chia khách hàng chi tiết theo sở thích, tính cách, quan điểm, lối sống,…
    • Hành vi khách hàng (Behavioral segmentation): phân chia khách hàng chi tiết theo thói quen mua sắm, thời gian và cường độ mua hàng, những thao tác mà người dùng thực hiện trên website,…

    Từ việc phân khúc khách hàng, doanh nghiệp mới có cơ sở để lựa chọn các nền tảng marketing phù hợp nhằm tiếp cận và thu hút người tiêu dùng truy cập và tiến hành các giao dịch thương mại điện tử với doanh nghiệp.

    Ứng dụng các công nghệ hiện đại IoT, AI và ML

    Xu hướng thương mại điện tử tiếp theo chính là ứng dụng các công nghệ hiện đại IoT, AI và ML vào quy trình kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Dự kiến giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025, vai trò của các công nghệ hiện đại IoT, AI và ML ​​sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc và nhanh chóng trở thành xu hướng thương mại điện tử trên thị trường.

    IoT (Internet of Things) sẽ thu thập và tập hợp các thông tin – dữ liệu cá nhân của người dùng và của các thương hiệu khác để giúp doanh nghiệp có cơ sở xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh – truyền thông mang lại những trải nghiệm cá nhân hóa tuyệt vời hơn cho khách hàng. Đặc biệt IoT còn giúp doanh nghiệp triển khai các quy trình quản lý logistic, theo dõi tồn kho và nhất là triển khai việc thanh toán trực tuyến một cách tự động hóa mạnh mẽ.

    Ứng dụng các công nghệ hiện đại IoT, AI và ML

    AI (Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning hay công nghệ máy học) đã mang lại rất nhiều tác động tích cực cho thương mại điện tử trong nhiều những năm gần đây và dự kiến vẫn là xu hướng công nghệ tiếp tục bùng nổ trong năm 2024 sắp tới. Nhờ có AI và ML, trang thương mại điện tử của doanh nghiệp có thể thể dàng cài đặt và triển khai các tính năng thông minh, bao gồm: tính năng tìm kiếm sản phẩm thông qua hình ảnh, đề xuất các hàng hóa, sản phẩm có liên quan,… Không những vậy, AI và ML tăng cường mức độ chính xác của những kết quả tìm kiếm trả về và tự động hóa một số thao tác trong quá trình khách hàng trải nghiệm trên trang thương mại điện tử của doanh nghiệp. Nhờ đó, trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại thương hiệu đã được nâng cao hơn rất nhiều. 

    Social Commerce đóng vai trò quan trọng

    Trong các xu hướng thương mại điện tử nổi bật hiện nay, không thể không nhắc đến Social Commerce – các kênh truyền thông xã hội với vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử và truyền thông – marketing của doanh nghiệp. Ngày nay, các nền tảng mạng xã hội không còn đơn thuần là kênh giải trí, cập nhật thông tin, liên lạc với người thân, bạn bè mà người dùng còn có thể tận dụng để tìm kiếm, lựa chọn và mua sản phẩm – dịch vụ khi có nhu cầu. 

    Một số kênh social media phổ biến nhất hiện nay để doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động bán hàng trực tuyến và xây dựng các chiến dịch truyền thông – quảng cáo hiệu quả bao gồm: Facebook, Instagram, TikTok, Zalo,… Những nền tảng này đều có sẵn số lượng người dùng rất lớn giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng chốt đơn sản phẩm – dịch vụ của mình.

    Đầu tư mạnh cho công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói

    Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai đầy tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp chính là đầu tư mạnh cho công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói trên các nền tảng bán hàng trực tuyến của chúng ta. Khi trí tuệ nhân tạo AI ngày càng phát triển vượt bậc, các công cụ trợ lý ảo thông minh, chẳng hạn như Google Assistant, Bixby, Amazon Alexa,… đã được ra đời và ngày càng trở nên quen thuộc với người dùng mạng Internet nói chung và người dùng di động nói riêng. Từ đó, xu hướng phát triển của thương mại ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói cũng dần trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tích hợp trên các nền tảng bán hàng trực tuyến của mình.

    Đầu tư mạnh cho công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói

    Để hỗ trợ người dùng truy cập trang thương mại điện tử và tiến hành tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ bằng giọng nói chính xác hơn, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược tối ưu hóa tổng thể trang web cũng như danh sách hiển thị các sản phẩm – dịch vụ. Không những vậy, doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu mở rộng khả năng cho phép khách hàng có thể tạo đơn hàng bằng chính giọng nói của họ. Điều này có thể giúp cho quá trình mua sắm trực tuyến của khách hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.

    Ứng dụng thực tế ảo tăng cường trong thương mại điện tử

    Một xu hướng ngành thương mại điện tử đã và đang liên tục phát triển mạnh mẽ chính là ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR trong kinh doanh trực tuyến. AR chính là một công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp người mua online có thể có được những cảm nhận trực quan, chân thực nhất về hàng hóa, sản phẩm họ sẽ mua để từ đó, giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng hơn. 

    Ví dụ: Khi cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp bán đồ nội thất ứng dụng công nghệ AR, khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh để thiết lập thử vị trí các vật dụng trong nhà sẽ trông như thế nào nếu họ quyết định mua về. Khách hàng sẽ dễ dàng thay đổi bố cục, màu sắc, loại sản phẩm nội thất trên mô hình căn phòng thực tế ảo này để lựa chọn được mặt hàng mua sắm phù hợp nhất cho mình.

    Triển khai hình thức mua trước – trả sau

    Tiếp theo, xu hướng thương mại điện tử trong tương lai chính là doanh nghiệp sẽ triển khai hình thức mua trước – trả sau (hay buy now – pay later). Phương thức này cho phép khách hàng của chúng ta dễ dàng tạo đơn mua sắm và nhận hàng trước, sau đó mới tiến hành thanh toán thông qua những đợt trả góp tín dụng không lãi suất theo định kỳ. Phương thức thanh toán mua trước – trả sau này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng đơn hàng được tạo và hiện đang là xu hướng được rất nhiều sàn thương mại điện tử – nổi tiếng nhất là Shopee, áp dụng cho khách hàng mua sắm trên sàn.

    Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới

    Cuối cùng, xu hướng thương mại điện tử hiện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam chính là thương mại điện tử xuyên biên giới. Hiện nay, nhu cầu mua sắm hàng hóa, sản phẩm của các đối tượng khách hàng từ những thị trường quốc tế ngày càng tăng và rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu như Amazon, Alibaba, Taobao, Ebay,… 

    Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới

    Có thể nói, xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới được dự kiến ​​sẽ phát triển theo cấp số nhân tại Việt Nam trong tương lai không xa. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công trên thị trường quốc tế cần chuẩn bị đầy đủ cho mình những yếu tố sau:

    • Nắm rõ và tuân thủ đúng các chính sách, quy định của Việt Nam và của quốc tế về thương mại điện tử.
    • Nâng cao kiến thức, kỹ năng về kinh doanh trực tuyến, marketing, các chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn quy mô quốc tế.
    • Áp dụng những phần mềm, nền tảng công nghệ cao nhằm quản lý hiệu quả quy trình kinh doanh xuyên biên giới và đồng bộ dữ liệu một cách chính xác nhất.
    • Tính toán và tối ưu các loại chi phí logistic nhằm tăng khả năng cạnh tranh trước những đối thủ quốc tế.

    Kết luận

    Doanh nghiệp hoạt động bán hàng online cần nhanh chóng và kịp thời nắm bắt các xu hướng thương mại điện tử như đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, Social Commerce hay ứng dụng các công nghệ AI, IoT, AR, ML,… để có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tối ưu và tuyệt vời nhất, nâng cao doanh số, lợi nhuận, khẳng định giá trị thương hiệu để từ đó, giữ vững vị trí cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.

    Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới, các xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh cũng như nắm rõ những bí quyết quản lý doanh nghiệp, quản trị khách hàng, quản lý bán hàng online, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!